TÓM TẮT KIẾN THỨC:
Bao gồm:
+ Ngôn ngữ máy: Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trự tiếp vào bố nhớ và thực hiện ngay
+ Hợp ngữ: Dùng các thuật nhớ than thiện để viết chương trình thay cho cách lập trình trực tiếp bằng mã máy
+ Ngôn ngữ lập trình bậc cao: Chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao phải chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được.
- Chương trình dịch: Là chương trình đặc biệt nhằm chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao(chương trình nguồn) sang ngôn ngữ máy (chương trình đích).
Chương trình dịch có 2 loại:
+ Thông dịch: Chương trình thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh. Thích hợp cho môi trường đối thoại giữa người và hệ thống.Tuy nhiên nếu một câu lệnh nào đó phải thực hiện bao nhiêu lần thì nó phải được dich bấy nhiêu lần.
Cụ thể thông dịch được thực hiện bằng lặp lại các bước sau:
B1: Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
B2: Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy.
B3: Thực hiện câu lệnh vừa chuyển đổi được.
-Biên dịch: Được thực hiện qua hai bước
B1: Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn
B2: Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
Thông thường, trong môi trường làm việc trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể, ngoài chương trình biên dịch còn có một số thành phần chức năng như biên soạn, lưu trữ, tìm kiếm.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Tags:
TIN HỌC 11