BÀI 9: TIN HỌC VÀ XÃ
HỘI
- Các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.
- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhiều nhận thức về tổ chức hoạt động.
- Ứng dụng vào giáo dục nâng cao dân trí kết hợp với việc đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao
- để phát triển tin hoc cần 2 điều kiện quan trọng
+ Một xã hội có thi hành xây dựng pháp lí chặt chẽ
+ Đội ngũ lao động có tay nghề, trí tuệ
- Sự phát triển tin học đóng góp được phần đáng kể vào:
+ Nền kinh tế quốc dân
+ Kho tàng tri thức chung của thế giới
2. Xã hội tin học hóa
- Các mặt hoạt động chính của xã hội như: sản xuất hàng hóa, quản lí, giáo dục,... đều đã được tin học hóa để tăng hiệu quả
- Lợi ích:
+ Các giao diện mặt đối mặt ít đi
+ Phối hợp làm việc hiệu quả hơn
+ Tiết kiệm thời gian để có thể sáng tạo, nghỉ ngơi
+ Năng suất lao động tăng
+ Lao động chân tay bớt dần và con người sẽ tập trung vào lao động trí óc
+ Thế hệ robot giúp tránh đi nguy hiểm trong công việc
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống con người
- Hạn chế:
+ Con người bị thụ động
+ Lười lao động chân tay
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên một số vấn đề về tâm lí
+ Hình thành những nhóm tội phạm về công nghệ
3. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
- Con người cần có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người, nằm trong một hệ thống có quy mô toàn cầu
- Mọi hành động ảnh h¬ưởng đến hoạt động bình thư¬ờng của hệ thống tin học đều coi là phạm tội. Như: truy cập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin, tung vi rút, tung tin sai…
- Xã hội phải đề ra những quy định điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ khác nhau
- Ví dụ: Luật an ninh mạng được thông qua ngày 1/1/2019.